Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

 Mất ngủ giả có tên tiếng Anh là Parasomnias, là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Chứng bệnh này bao gồm các tình trạng gặp ác mộng, mộng du, nghiến răng khi ngủ,.... Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả cùng Thegioinem.com nhé!

Parasomnias là gì?

Parasomnias là một loại rối loạn giấc ngủ liên quan đến các hành vi, cảm xúc và giấc mơ bất thường xảy ra trong khi ngủ. Đây là trạng thái ngủ phân ly, tức là trạng thái kích thích một phần trong quá trình chuyển đổi giữa trạng thái thức ngủ NREM và giấc ngủ REM và sự kết hợp của chúng.
 

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) 01
Bệnh mất ngủ giả dễ gặp ở độ tuổi trẻ em

Hiện nay, Parasomnias khá phổ biến và khiến nhiều người khó đi vào giấc ngủ. Sẽ có sự khác biệt khi trẻ em và người lớn bị mất ngủ giả, cụ thể:

  • Bệnh Parasomnias ở trẻ em: Chúng diễn ra từng đợt do sự non nớt của hệ thần kinh. Vì vậy tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Theo như một số chuyên gia những rối loạn này có thể dự đoán được khi chúng xuất hiện trong chu kỳ ngủ. Không phản ứng với các kích thích môi trường và đặc trưng bởi chứng hay quên ngược dòng. Việc chẩn đoán thường được thực hiện qua hỏi bệnh kỹ lưỡng.
  • Bệnh Parasomnias ở người trưởng thành: khá phổ biến ở nhiều người, gây khó khăn để đi vào giấc ngủ. Những hành vi bất thường trong giấc ngủ cũng làm gián đoạn giấc ngủ hay phiền toái đến những người thân xung quanh. Ngoài ra có một số trường hợp mắc phải Parasomnias rất nguy hiểm vì lúc này người bệnh không còn khả năng nhận thức về những điều xung quanh. 

Nguyên nhân của bệnh mất ngủ giả Parasomnias

Nguyên nhân phổ biến:

  • Áp lực về công việc, trường học có thể khiến tâm trí hoạt động nhiều vào ban đêm dẫn đến khó ngủ. 
  • Thói quen ngủ kém bao gồm lịch đi ngủ không đều, ngủ trưa, kích thích các hoạt động trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái và sử dụng giường của bạn để làm việc. Ngoài ra còn có thể nệm ngủ không thoải mái việc ngủ trên một bề mặt êm ái và nâng đỡ sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu nhanh hơn đặc biệt có thể giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu về thể chất khi nằm. Nhiều người cũng bị ợ nóng  một dòng axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn, có thể khiến bạn tỉnh táo.
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) 02
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất ngủ giả

Nguyên nhân phổ biến khác:

  • Tác dụng phụ của thuốc, nhiều loại thuốc theo toa có thể can thiệp vào giấc ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm nhất định có các chất kích thích khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Caffeine, nicotine và rượu, uống chúng vào buổi tối có thể khiến bạn không ngủ vào ban đêm.
  • Tuổi tác càng cao thì sự mệt mỏi xuất hiện sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng. Những người già vẫn cần ngủ nhiều như người trẻ tuổi.
  • Mất ngủ liên quan đến chấn thương nằm viện lâu ngày triệu chứng của các bệnh tâm thần.

Các biểu hiện của bệnh mất ngủ giả Parasomnias

Thông thường bệnh mất ngủ giả Parasomnias bao gồm các biểu hiện như:

  • Mộng du: Mộng du sẽ có đặc trưng bởi tình trạng thức dậy và bắt đầu di chuyển, những hành động giống như đang tỉnh táo nhưng thực tế họ vẫn còn trong trạng thái ngủ.
  • Ác mộng: Ác mộng sẽ thường xảy ra trong thời gian ngủ vào ban đêm nó xuất hiện một cách sống động và có thể gây ra những lo lắng hoặc nỗi sợ hãi đối với người bệnh. 
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) 03
Ác mộng sẽ thường xảy ra trong thời gian ngủ
  • Nói mớ: Nói mớ cũng là một trong các biểu hiện của bệnh mất ngủ giả nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, mà làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh.
  • Chuột rút chân về đêm: Chuột rút chân về đêm là hiện tượng co thắt một cách đột ngột không tự chủ của cơ bắp chân tình trạng chuột rút có thể kéo dài từ vài giây cho đến khoảng 5-10 phút.
  • Bóng đè: Khi gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ người bệnh sẽ không thể cử động được tay chân hoặc toàn cơ thể trong lúc ngủ trong thời gian bị bóng đề có thể xảy ra tình trạng nguy hiểm như tê liệt cơ xương. 
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) 04
Bóng đè khi ngủ người bệnh sẽ không thể cử động được tay chân 

  • Nghiến răng khi ngủ: Chứng nghiến răng khi ngủ thường xuất hiện ở người bệnh mất ngủ giả. Tình trạng này có liên quan đến sự vô thức không tự nguyện và nghiến răng liên tục trong khi ngủ. 

Biện pháp phòng ngừa và cách điều trị bệnh ngủ giả mất Parasomnias

Đối với bệnh mất ngủ giả Parasomnias có những biểu hiện không mang tính chất nguy hiểm và gây hại đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. 

Thông thường người bệnh Parasomnia sẽ được hướng dẫn các biện pháp điều trị như:
 

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) 05
Áp dụng các biện pháp khác nhau để điều trị bệnh mất ngủ giả
  • Sử dụng thuốc: Đối với một số trường hợp bệnh nặng có tính chất nguy hiểm sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn: Một số bài tập yoga, thiền, hít thở, ngâm chân với nước ấm, giúp cho đầu óc thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
  • Thay đổi thói quen ngủ tích cực và lành mạnh lựa chọn không gian ngủ thoải mái và yên tĩnh.
  • Gặp bác sĩ tâm lý nếu các triệu chứng bệnh kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm khi đã áp dụng hầu hết các phương pháp điều trị.

Thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ giả sẽ giúp bạn biết thêm về căn bệnh dễ gặp này. Nếu đang có những dấu hiệu của bệnh mất ngủ giả, hãy tìm cách khắc phục, liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

12 mẹo cắt đứt cơn buồn ngủ, gia tăng sự tập trung

Tinh dầu hoa hồng | Những lợi ích trên cả tuyệt vời với sức khỏe

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt?